Công ty CP và XNK Tiến Phước - Nhà Phân Phối Độc Quyền Sản Phẩm Nhà Máy Phân Bón Nhật - Nam

Giá phân bón lại tăng chóng mặt

Giá phân bón lại tăng chóng mặt
Mấy ngày qua, các loại phân đạm, kali, DAP bất ngờ tăng mạnh, dẫn đến “phân ba màu” NPK phổ biến nhất trên thị trường cũng tăng theo, khiến cho nông dân chới với, trong khi giá cả một số mặt hàng nông sản lại chưa có dấu hiệu gì sáng sủa...
Urê tăng 1000 đ/kg, DAP... cắt lỗ
Vụ lúa ĐX 2018 - 2019 ở vùng ĐBSCL chuẩn bị vào vụ thì nông dân chới với vì giá phân vô cơ bất ngờ tăng mạnh. Ông Tám Hữu, chủ đại lý Văn Hữu (xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) cho biết, cách đây 1 tháng giá phân đạm (urê) Cà Mau có 8.200 - 8.300 đồng/kg, nay nhà sản xuất tăng giá nên đại lý bán ra cho nông dân 9.200 - 9.300 đồng; phân urê Phú Mỹ cũng vậy, từ chỗ 7.800 - 7.900 đồng/kg nay tăng lên 8.500 - 8.600 đồng; Riêng các loại phân 3 màu NPK chuyên dùng cho cây lúa với các công thức 20-17-7; 18-4-22; 20-10-5; 18-2-22... cách đây 1 tháng giá nhập từ nhà máy có 400 - 420 ngàn đồng/bao (50 kg/bao), nay phải bán cho nông dân giá từ 430 - 460 ngàn đồng (tức tăng 500 - 600 đồng/kg).

 

“Tôi thắc mắc với nhà máy, họ cho biết do giá nguyên liệu không chỉ urê mà cả kali, DAP là các nguyên liệu dùng phối trộn NPK đều tăng giá. Ngoài ra, 1 bao phân về đến các đại lý cấp 2, 3 còn phải tăng thêm chi phí vận chuyển khoảng 30 ngàn/bao cho mỗi cấp. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân mua chịu phân bón nên họ phải gánh thêm một khoản tiền lãi phải trả vào cuối vụ. Cuối cùng, người nông dân chịu thiệt nhất sau mỗi lần tăng giá”, ông Hữu chia sẻ

Theo tìm hiểu chúng tôi, đây là đợt tăng giá phân mạnh nhất từ đầu năm đến nay, trong đó đạm Cà Mau, giá đầu năm bình quân chỉ có 7.300 đồng, đến nay chỉ chưa đến 1 năm đã tăng đến 2.000 đồng/kg(!!!). Còn phân DAP, sau “cú” áp thuế suất tự vệ cho mặt hàng nhập khẩu này bắt đầu từ tháng 8/2017 thì DAP sản xuất trong nước gồm Đình Vũ và Lào Cai như “nắng hạn gặp mưa rào”, liên tục tăng giá, từ chỗ trên 8.000 đồng, nhưng sau khi áp thuế là trên 9.000 đồng/kg, còn nay đã “cán mức” trên 11.500 đồng, tức tăng hơn 3.000 đồng/kg chỉ sau 1 năm.

 

Thế nên, từ chỗ là một trong 12 dự án được cho là “tăm tối” yếu kém của Bộ Công thương, từ cuối năm 2107 đến nay, DAP Đình Vũ không chỉ cắt lỗ mà còn có lãi hàng chục tỷ đồng.

Doanh nghiệp phân bón 'điên đầu'
Theo ông Trần Dũng, Chủ tịch HĐQT Cty CP Phân bón Hà Lan (KCN Tân Kim, Long An), trong SX phân NPK trộn, hiện các nhà máy có xu hướng chọn urê hạt đục lớn Cà Mau nên phụ thuộc vào nhà sản xuất này. Trong khi đó, mặc dù urê hạt trong của Phú Mỹ giá rẻ hơn 600 - 700 đồng/kg so với đạm Cà Mau nhưng các nhà máy lại không thể sử dụng do hạt Phú Mỹ mịn nhanh tan. Thế nên, ngoài nguyên nhân như bảo trì máy, xăng dầu, tỷ giá đồng USD tăng thì vấn đề thao túng giá do độc quyền cũng là một trong những yếu tố đẩy giá urê Cà Mau tăng mạnh.

“Hiện nay, khổ sở nhất là các doanh nghiệp phân bón vừa và nhỏ, do ít vốn nên sản xuất đến đâu mua hàng (nguyên liệu) đến đó, sản phẩm giao cho đại lý đã chốt giá, nay giá nguyên liệu tăng buộc phải điều chỉnh lại giá bán sản phẩm, điều này nằm ngoài ý muốn của doanh nghiệp”, ông Dũng chia sẻ

"Thông thường, tăng giá ở trường hợp khan (hiếm) hàng hoặc rơi vào cao điểm vụ sản xuất cần phân bón. Trong khi tại khu vực Tây Nguyên thì còn 1 - 2 tháng tới mới bắt đầu bón phân vụ đầu cho cà phê, tiêu. Vì thế, hiện bà con nông dân tại đây chưa có nhu cầu sử dụng phân bón, thì không hiểu khi vào vụ thị trường phân bón sẽ còn biến động như thế nào nữa?", ông Trần Dũng phân vân.

 

Chẳng hạn, đối với sản phẩm NPK 5-10-3 bón cho lúa, tỉ lệ trong 100kg phân bón tổng hợp này có 5kg đạm nguyên chất, 10kg lân nguyên chất và 3kg kali nguyên chất. Như thời điểm này, giá thành đạm (urê) tăng 5%, dẫn tới giá thành sản xuất NPK 5-10-3 cũng tăng 2 - 3%. Với công thức NPK 20-20-15 là loại sản phẩm được bà con nông dân sử dụng phổ biến đang phải tăng từ 30 - 40 ngàn đồng/bao 50kg, tức tăng khoảng 600 - 800 ngàn đồng/tấn.

“Trong khi mỗi đơn hàng của doanh nghiệp được ký kết hợp đồng đều đã thỏa thuận cụ thể về sản lượng và giá thành. Thế nhưng, đến khi giá nguyên liệu tăng lên, doanh nghiệp lại không thể điều chỉnh hợp đồng mà tăng giá bán lên được, cũng không thể thay đổi hàm lượng sản phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp, mà nếu không điều chỉnh thì ảnh hưởng tới lợi nhuận của Cty. Đây là điều đau đầu của các doanh nghiệp phân bón hiện nay”, ông Châu nói.

"Thông thường, tăng giá ở trường hợp khan (hiếm) hàng hoặc rơi vào cao điểm vụ sản xuất cần phân bón. Trong khi tại khu vực Tây Nguyên thì còn 1 - 2 tháng tới mới bắt đầu bón phân vụ đầu cho cà phê, tiêu. Vì thế, hiện bà con nông dân tại đây chưa có nhu cầu sử dụng phân bón, thì không hiểu khi vào vụ thị trường phân bón sẽ còn biến động như thế nào nữa?", ông Trần Dũng phân vân.

Còn theo ông Trần Văn Châu - TGĐ Cty TNHH XNK Phân bón Châu Âu (KCN Tân Kim, Long An), tùy vào từng loại phân bón cho từng loại cây trồng mà tỉ lệ phối trộn các nguyên liệu như đạm, lân, kali của từng đơn vị sản xuất khác nhau, từ đó tác động của việc tăng giá nguyên liệu vào giá thành sản xuất của từng loại cũng khác nhau.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tăng mạnh cả về lượng và giá trị

Tháng 9/2018 lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu đạt 150 nghìn tấn, trị giá 63 triệu USD, tăng 44,7% về lượng và tăng 39,8% về trị giá so với tháng 8/2018;

Bộ Công Thương cho biết, tháng 9/2018, giá sắn tăng nhẹ so với cuối tháng 8/2018. Tại Tây Ninh, giá sắn mua vào của các nhà máy tiếp tục tăng thêm từ 50 - 100 đồng/kg so với cuối tháng 8/2018, đạt mức từ 3.250 - 3.450 đồng/kg. Lượng sắn củ nhập khẩu từ Căm-pu-chia về các nhà máy không đủ đáp ứng cho công suất hoạt động.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá sắn thu mua của các nhà máy (bao gồm cả các loại phụ phí) dao động từ 2.800 - 3.100 đồng/kg, tuỳ nhà máy. Dự kiến thu hoạch sắn tại Tây Nguyên phải cuối tháng 10/2018, đầu tháng 11/2018 mới rộ hơn, do năm nay sắn trồng 2 năm không còn.

Bộ Công Thương ước tính, tháng 9/2018 lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu đạt 150 nghìn tấn, trị giá 63 triệu USD, tăng 44,7% về lượng và tăng 39,8% về trị giá so với tháng 8/2018; giảm 51,5% về lượng và giảm 25,3% về trị giá so với tháng 9/2017; giá xuất khẩu bình quân sắn và sản phẩm từ sắn tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2017 lên 420 USD/tấn. Tính chung 9 tháng năm 2018, lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu đạt 1,83 triệu tấn, trị giá 701 triệu USD, giảm 35,6% về lượng và giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, giá xuất khẩu bình quân đạt 381 USD/tấn, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2018, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 77,28 nghìn tấn, trị giá 36,65 triệu USD, giảm 16,8% về lượng và giảm 20,2% về trị giá so với tháng 7/2018; giá xuất khẩu trung bình đạt 474 USD/tấn, giảm 4% so với tháng 7/2018. Trong đó, 90,2% lượng tinh bột sắn xuất khẩu sang Trung Quốc, đạt 69,67 nghìn tấn, trị giá 32,74 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 18,1% về trị giá so với tháng 7/2018.

Xuất khẩu sắn lát khô đạt 11,91 nghìn tấn, trị giá 3,45 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và giảm 29,9% về trị giá so với tháng 7/2018, chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc; giá xuất khẩu trung bình đạt 290 USD/tấn, tăng 12,4% so với tháng 7/2018.

Đông Nam Á- thị trường chủ lực xuất khẩu phân bón của Việt Nam

Đông Nam Á là thị trường có lượng phân bón nhập nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu.


Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 8/2018 Việt Nam đã xuất khẩu 56,6 nghìn tấn phân bón các loại, thu về 19,7 triệu USD, giảm 27,2% về lượng và 28,1% trị giá so với tháng 7/2018. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, Việt Nam đã xuất khẩu 611,5 nghìn tấn phân bón, đóng góp vào 200,6 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm 0,12% tỷ trọng.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, Đông Nam Á là thị trường nhập khẩu nhiều phân bón từ thị trường Việt Nam, chiếm 68,1% tổng lượng phân bón xuất khẩu đạt 416,6 nghìn tấn, trị giá 132,1 triệu USD, giảm 1,38% về lượng nhưng tăng 10,76% trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 8/2018,lượng phân bón xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 40,6 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, giảm 15,09% về lượng và 13,78% trị gí so với tháng 7/2018, nếu so sánh với tháng 8/2017 thì giảm 40,69% về lượng và 27,91% trị giá.
Thị trường lớn đứng thứ hai là Campuchia, đạt 32,7 nghìn tấn, trị giá 11,6 triệu USD trong tháng 8/2018, giảm 13,42% về lượng và 13,88% trị giá so với tháng 7/2018, tính chung 8 tháng đầu năm 2018, lượng phân bón xuất sang thị trường Campuchia đạt 259,8 nghìn tấn, trị giá 90,4 triệu USD, tăng 6,75% về lượng và 15,65% trị giá so với cùng kỳ.
Kế đến là các thị trường Malaysia, Philippines, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan.
Đáng chú ý trong tháng 8/2018 thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam có thêm thị trường Angola tuy lượng xuất chỉ đạt trên 1 nghìn tấn, trị giá 522,8 nghìn USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018 thì Việt Nam đã xuất 1,5 nghìn tấn phân bón sang thị trường này, đạt 797,9 nghìn USD, tăng mạnh gấp 3,29 lần về lượng (tức tăng 298%) và 4,11 lần trị giá (tức tăng 311,75%), mặc dù giá xuất bình quân chỉ tăng 3,45% đạt 500 USD/tấn.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2018 lượng phân bón nhập khẩu từ các thị trường phần lớn đều tăng trưởng, số này chiếm tới 55,6% và ngược lại suy giảm chỉ chiếm 44,4%, trong đó xuất sang thị trường Hàn Quốc giảm mạnh, giamr 55,76% về lượng và 19,66% trị giá tương ứng với 21,5 nghìn tấn; 7,08 triệu USD. Kế đến là Thái Lan giảm 44,26% về lượng và 43,81% trị giá chỉ với 8,7 nghìn tấn; 2,5 triệu USD.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 8T/2018

Page 2 of 4

Hoạt động

Mua bán, xuất nhập khẩu nông sản. Sơ chế và phơi sấy nông sản. Mua bán phân bón, đá granit. Bán buôn tinh bột và các lại thực phẩm khác. Dịch vụ cho thuê kho bãi. Bán buôn sắt, thép. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá... Xem tiếp

Liên hệ

  • Công ty CP XNK Tiến Phước
  •  Hotline/Zalo: 0795.597.888 - Fax: 0256.6252257
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 107E Trần Hưng Đạo, P. Hải Cảng, Quy Nhơn, Bình Định