Công ty CP và XNK Tiến Phước - Nhà Phân Phối Độc Quyền Sản Phẩm Nhà Máy Phân Bón Nhật - Nam

Phát triển xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc

Phát triển xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc

Ngày 13/9, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Phát triển xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

 

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu (XK) mặt hàng nông sản sang Trung Quốc có chiều hướng sụt giảm. Nguyên nhân đến từ việc Trung Quốc thay đổi chính sách mới, kiểm soát chặt hơn các điều kiện nhập khẩu. Từ khoảng giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý phía Trung Quốc đã tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu. Đây là xu thế tất yếu, không chỉ Trung Quốc mà nhiều thị trường khác cũng đẩy mạnh kiểm soát chặt hơn để đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… Trong khi đó, một bất cập trong XK của Việt Nam sang Trung Quốc là sự “thiếu chuyên nghiệp” và còn phụ thuộc quá nhiều vào tiểu ngạch. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn thiếu thông tin, thiếu sự nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả XK

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, những khó khăn về xuất khẩu sang Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm và các Bộ, ngành, doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực giải quyết. Dù vậy, đến thời điểm này không thể chậm trễ được nữa vì Trung Quốc ngày càng đặt ra các hàng rào với yêu cầu cao, chặt chẽ liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu…

Vì vậy, Bộ Công thương mong muốn phối hợp để định vị lại sao cho đúng với thực tiễn thương mại quốc tế, từ đó đi đến các giải pháp cụ thể để tăng trưởng xuất khẩu, tạo nên thị trường ổn định cho ngành nông nghiệp và từng bước giải quyết câu chuyện “được mùa, mất giá” của nông sản.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nêu 3 nguyên nhân chính khiến việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sụt giảm, hàng hoá ùn ứ cửa khẩu, đó là do tiêu thụ nội địa giảm (ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung); Trung Quốc đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp, đồng thời đẩy mạnh chính sách kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó, một nguyên nhân căn cơ mãi phía Việt Nam chưa sửa được, đó là nông sản thuỷ sản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn.

Theo bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), các DN Việt đang mắc rất nhiều sai lầm khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang ngày càng tăng và yêu cầu về chất lượng hàng nông, thủy sản cũng tăng lên rất nhiều. Việc nhận thức của rất nhiều lãnh đạo địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp chưa đúng về thị trường Trung Quốc rằng, đây là thị trường dễ tính, không quan tâm nhiều đến chất lượng và sản xuất số lượng lớn là bán được…là sai lầm chính.

Cứ nuôi, trồng và sản xuất hàng hóa mà không có sự chuẩn bị kỹ về thị trường, đầu mối tiêu thụ và cứ đến mùa thu hoạch là ồ ạt mang hàng lên biên giới bán là sai lầm nhiều năm qua các DN vẫn mắc phải. Đến khi hàng không bán được, tồn, ùn ứ ở biên giới thì nhiều địa phương lại kêu gọi giải cứu như trường hợp giải cứu dưa hấu mới đây nhất ở Lạng Sơn. Cùng đó, các DN, hợp tác xã không quan tâm đến việc vườn trồng đã nằm trong vùng được phê duyệt của Trung Quốc hay chưa cũng là một nhận thức sai lầm.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều thách thức: Thứ nhất, Trung Quốc chuyển hình thức thương mại tổng hợp sang nhất thể từ ngày 1/6/2019, hàng hóa của Việt Nam không còn dễ dàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch qua biên giới. “Đây là đòi hỏi lớn và yêu cầu chính đáng của nước bạn. Người dân ở đâu cũng đòi hỏi nông sản chất lượng. Trước mắt điều này sẽ khó khăn nhưng chúng ta phải thích nghi, để đáp ứng các yêu cầu”.

Thứ 2, Trung Quốc thay đổi cơ quan quản lý, từ Tổng cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, bảo vệ thực vật, kiểm dịch... dồn vào Tổng cục hải quan. Thứ 3, Trung Quốc tái cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung nông nghiệp, chấn hưng nông nghiệp. Thời gian qua, thị trường này giảm nhập khẩu gạo của Việt Nam do chú trọng phát triển mặt hàng này. Trung Quốc cũng phát triển 40.000 ha trồng thanh long và tiền tới nuôi trồng thủy sản cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam. Ngoài ra, chiến tranh thương mại, cạnh tranh quyết liệt, Việt Nam phải nhận diện nếu muốn tiếp tục phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc là “đòi hỏi đúng”. Không còn cách nào khác là chúng ta phải thích nghi. Trung Quốc là thị trường cực kỳ tiềm năng, có dung lượng khổng lồ. Nông sản Việt Nam lại mang tính bổ trợ cho nông sản Trung Quốc. Do vậy, thời gian tới phải đẩy mạnh tháo gỡ các nút thắt, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Hoạt động XK nông sản của Việt Nam cần chú trọng về công tác quy hoạch, tái cơ cấu sản xuất hàng nông thủy sản, coi trọng, quan tâm đến công tác đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng nông thủy sản nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật, đồng thời thông tin, định hướng, hỗ trợ cho người nông dân, các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, chế biến XK, cũng như các chính sách nhằm tăng cường liên kết chuỗi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc không chỉ với 1,4 tỷ dân mà GDP đầu người hiện nay là 11.000 USD, đây là dung lượng thị trường cực lớn về nông sản. Đặc biệt, dự báo đến năm 2030, số triệu phú của Trung Quốc chiếm đa số trên thế giới. Khi đó, nhu cầu về các sản phẩm cao cấp cũng sẽ được tăng lên. Bộ trưởng Cường nhận định đây là một cơ hội để Việt Nam tận dụng. Đây là thị trường quan trọng với nông sản Việt Nam, đặt ra nhiều nút thắt cần tháo gỡ. Điều này đòi hỏi tất cả cùng vào cuộc, cả 3 trục chính phủ, doanh nghiệp, doanh nhân và người dân phải phối hợp thật tốt với nhau để khai thác được lợi thế.

Tại hội nghị, Bộ Công thương đã ra mắt sổ tay “Một số thông tin cần biết khi XK nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc” để cung cấp thông tin về thị trường cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và hiệp hội.

Lễ ra mắt sổ tay “Một số thông tin cần biết khi XK nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc” 

 

Nguồn:  HNN (mard.gov.vn)

SIẾT CHẶT QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN


Tình hình sản xuất, kinh doanh, buôn lậu phân bón trên thị trường vẫn đang diễn biến phức tạp, không chỉ gây thiệt hại lớn đến sản xuất của người nông dân và quyền lợi của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Giá phân bón bán lẻ tại thị trường Mỹ tiếp tục tăng

Cụ thể, DAP tăng 3 USD lên 508 USD/tấn; MAP tăng nhẹ lên 533 USD/tấn; Kali tăng 6 USD lên 381 USD/tấn; phân hỗn hợp 10-34-0 tăng 6 USD lên 461 USD/tấn; UAN28 tăng 6 USD đạt 267 USD/tấn và UAN tăng 2 USD lên 304 USD/tấn. 

Page 1 of 4

Hoạt động

Mua bán, xuất nhập khẩu nông sản. Sơ chế và phơi sấy nông sản. Mua bán phân bón, đá granit. Bán buôn tinh bột và các lại thực phẩm khác. Dịch vụ cho thuê kho bãi. Bán buôn sắt, thép. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá... Xem tiếp

Liên hệ

  • Công ty CP XNK Tiến Phước
  •  Hotline/Zalo: 0795.597.888 - Fax: 0256.6252257
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • 107E Trần Hưng Đạo, P. Hải Cảng, Quy Nhơn, Bình Định